3/ Các loại bạo hành:
3.1. Bạo hành công nghệ:
- Bạo hành công nghệ thực ra rất phổ biến trong các mối quan hệ bị lạm dụng (bạo hành). Trong phạm vi bạo lực gia đình, tấn công tình dục, lén lút theo dõi, buôn bán người, thì người bạo hành thường sử dụng công nghệ như một cách để kiểm soát, theo dõi và quấy rối nạn nhân. Trên thực tế, trong cuộc khảo sát năm 2015 từ nhà cung cấp dịch vụ nạn nhân (?), 97% các chương trình được báo cáo rằng khách hàng của họ đã trải qua sự quấy rối, theo dõi, và đe dọa bởi những người bạo hành thông qua việc lạm dụng công nghệ.
- Lạm dụng (bạo hành) công nghệ bao gồm: sử dụng những thiết bị theo dõi để theo dõi nơi bạn đi (chẳng hạn như cài đặt một phần mềm để định vị điện thoại của bạn, nghe lén các cuộc hội thoại qua điện thoại, theo dõi các thao tác của bạn trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng, sử dụng công nghệ để giả mạo danh tính một ai đó, và gửi những tin nhắn hay email mang tính chất gây rối và đe dọa...
- Rất nhiều tiểu bang đã thông qua một số luật hình sự nhất định để ngăn chặn tình trạng này.
3.2. Bạo hành gia đình:
Như đã đề cập ở phần 1, bạo hành gia đình được chia thành nhiều loại:
3.2.1 Bạo hành về thể xác: thể hiện qua các hành động như túm lấy, kẹp, xô đẩy, tát, đánh, kéo tóc, cắn, từ chối về y tế hoặc ép buộc sử dụng chất có cồn, chất kích thích...
3.2.2 Bạo hành tình dục: Cưỡng bức hoặc cố tình ép buộc bất kỳ hành động tình dục nào mà không có sự chấp thuận. Chẳng hạn như: cưỡng bức hôn nhân (cưỡng bức kể cả khi là vợ/chồng), ép buộc quan hệ tình dục sau khi đánh đập, tấn công vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể hoặc đối xử một cách thô bạo, yêu cầu nạn nhân phải thực hiện hành vi tình dục với một người khác, trên Internet hoặc ép buộc nạn nhân chụp những tấm hình nhạy cảm mà bản thân họ không muốn.
- Liên lạc: Đường dây nóng của Tổ chức Chống Bạo Hành Tình Dục Quốc Gia, Mạng Lưới Quốc Gia về vấn đề Ngược Đãi và Loạn Luân (National Sexual Assault Hotline of the Rape, Abuse, and Incest National Network - RAINN)
1-800-656-HOPE (1-800-656-4673)
3.2.3 Bạo hành về tài chính (kinh tế): Làm hoặc cố gắng làm cho một người phụ thuộc về tài chính, toàn quyền kiểm soát tài chính, giữ tiền, cấm bạn đi học hay đi làm.
Để biết được rằng bạn có bị bạo hành về tài chính hay không, hãy trả lời các câu hỏi sau. Người bạn đời có:
- Ăn cắp tiền từ bạn và gia đình bạn không?
- Bắt buộc bạn phải đưa cho người đó quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng và thực hiện những giao dịch mà không có đầu vào của bạn không?
- Làm bạn cảm thấy như bạn không được có quyền biết về bất kỳ chi tiết nào liên quan đến tiền bạc trong nhà.
- Hạn chế số tiền tiêu xài của bạn ngay cả khi bạn phản đối điều đó không?
- Bắt bạn phải tính toán lại tất cả các số tiền mà bạn đã từng sử dụng, như yêu cầu đưa các hóa đơn không?
- Ngăn cản bạn đi làm, đi học hoặc các lớp đào tạo kỹ năng?
- Sử dụng quá thẻ tín dụng của bạn và từ chối trả nợ - để làm cho bạn mất điểm tín dụng?
- Từ chối cung cấp thức ăn, quần áo, thuốc cần thiết và nơi ở?
- Buộc bạn phải chuyển tiền lương hoặc thanh toán các khoản công ích?
- Bắt bạn bán ký vào các giấy tờ, bán lấy tiền mặt những tài sản tài chính mà bạn sở hữu (trái phiếu, cổ phiếu, nhà đất...)?
- Buộc bạn phải đồng ý với luật sư để người đó có thể ký vào các văn bản có tính pháp lý?
- Ép bạn làm cho công ty gia đình với mức lương ít hoặc không lương?
Nếu bạn trả lời "CÓ" cho một hoặc nhiều hơn câu hỏi trên thì người bạn đời có thể là bạo hành tài chính với bạn.
3.2.4 Bạo hành về cảm xúc: Bạo hành có nhiều hình thức khác nhau, ngay cả khi không có hành vi bạo hành về thể xác, bạo hành về lời nói (ngôn ngữ) có thể gây tổn thương cho bạn và các con của bạn. Người bạo hành có thể sử dụng nó để làm bạn sợ hãi, cô lập và kiểm soát bạn. Các hình thức lạm dụng/ bạo hành tình cảm, cảm xúc thường gặp là khi người bạn đời làm cho bạn cảm thấy mất tự tin vào bản thân, như:
- Liên tục chỉ trích bạn, trí thông minh của bạn, ngoại hình, khả năng làm cha mẹ của bạn,...
- Gọi tên của bạn, nói với bạn rằng bạn thật điên rồ, rằng không ai muốn bạn hết, làm bẽ mặt bạn trước mặt nhiều người...
- Làm chia rẽ, gây tổn thương mối quan hệ của bạn với con cái bằng cách đưa chúng tham gia vào sự bạo hành, như là nói với con nên gọi bạn bằng một cái tên xấu xa, thô tục, chỉ trích những đứa con của bạn hoặc ép buộc bạn phải làm như vậy, nói với bọn trẻ rằng bạn là người vô ích, rằng chúng không nên nghe lời bạn,...
- Làm nhục bạn trước mặt người khác.
- Người bạo hành có thể sử dụng kết quả HIV dương tính, hay khuynh hướng tình dục của bạn hay của họ, như một phương tiện để kiểm soát bạn.
- Các hình thức bạo hành về tâm lý khác là người đối tác làm cho bạn cảm thấy sợ hãi bbowir sự đe dọa có hại tới bản thân, ngược đãi thú cưng (là một trong nhũng chiến thuật trong việc đe dọa để đạt được quyền kiểm soát nạn nhân), phá hoại tài sản, cô lập bạn khỏi bạn bè, gia đình, hoặc trường học, công việc.
- Loại bạo hành này cũng xảy ra ở giới đồng tính nam, nữ, chuyển đổi giới tính, lưỡng tính... (gọi là LGBTQ).
3.2.5 Bạo hành về mặt tâm lý: Cũng tương tự như bạo hành về cảm xúc, bạo hành về mặt tâm lý gây cho bạn sự sợ hãi bởi sự hăm dọa, đe dọa gây tổn hại cho bản thân người đó, hoặc cho bạn, cho con cái, người thân gia đình của bạn, tiêu hủy thú cưng hay tài sản của bạn, theo dõi bạn hoặc sử dụng internet và các thiết bị để theo dõi bạn, chơi trò "đấu trí" khiến bạn cảm thấy nghi ngờ về sự minh mẫn của mình, ép buộc bạn cô lập với bạn bè, gia đình, trường học hay công sở.
3.2.6 Cưỡng bức tình dục và kiểm soát khả năng sinh sản: Khi người bạn đời phá hoại các biện pháp tránh thai bằng cách ép bạn quan hệ tình dục không an toàn, nói dối về việc "cho ra ngoài", giấu hoặc phá hoại các biện pháp tránh thai như: xả thuốc xuống nhà vệ sinh, chọc thủng lỗ bao cao su, ngăn chặn bạn đi phá thai hoặc ép buộc bạn phải phá thai.
3.2.7 Bạo hành về văn hóa và đặc điểm nhận dạng:
- Đe dọa xu hướng tình dục và giới tính của bạn, sự tham gia vào một mối "quan hệ mở" với nhiều người, tình trạng HIV của bạn, hay tình trạng nhập cư, hoặc bất cứ những thông tin cá nhân nào khác cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, chủ cho thuê nhà, người thực thi pháp luật,...
- Sử dụng chủng tộc, tầng lớp, tuổi tác, tình trạng nhập cư, tôn giáo, khả năng thể chất, ngôn ngữ, hoặc dân tộc để chống lại bạn theo cách nào đó.
(Còn tiếp)