4/ Kế hoạch an toàn khi đang sống chung với người bạo hành:

Khi bị bạo hành, chúng ta luôn thường mong thoát khỏi mối quan hệ này càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên trên thực tế, một số nạn nhân không thể nào thoát ra khỏi mối quan hệ này khi chúng vừa mới bắt đầu. Khi bạn đang trong một mối quan hệ bị bạo hành về thể chất, hãy cân nhắc những lời khuyên dưới đây để giúp cho bạn và con bạn an toàn cho đến khi nào bạn có thể rời đi.

Những đề xuất dưới đây không bảo đảm sự an toàn cho bạn, nhưng ít ra nó giúp bạn an toàn hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên tự tạo cho mình một kế hoạch an toàn phù hợp với bản thân. Không phải các đề xuất này đều có tác dụng với tất cả mọi người, thậm chí còn đặt bạn vào nguy hiểm cao hơn. Bạn phải làm những gì bạn nghĩ là tốt nhất để giữ cho bạn và con cái an toàn.

   4.1 Trong quá trình bị bạo hành:

Cố gắng cảnh giác bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy người đó dần trở nên bạo lực để bạn có thể đánh giá được tình hình có thể nguy hiểm như thế nào đối với bạn và con của bạn. Nếu bạo lực có vẻ như sắp xảy ra, bạn và con bạn hãy cố gắng tránh xa tình huống trước khi bạo lực bắt đầu.

- Nhận thức được rằng bất kỳ thức gì cũng có thể được người bạo hành sử dụng như là vũ khí. Nếu có thể, hãy cố gắng giữ những vật sắc nhọn hay nặng như dao, kéo, búa,... tránh xa tầm tay.

- Biết được những nơi cất súng, dao, các vũ khí khác ở đâu. Nếu có thể, hãy khóa chúng lại hoặc làm sao để khó lấy được chúng.

- Tìm những nơi được gọi là "an toàn" ở trong nhà, đó là những nơi mà không có vũ khí ở trong tầm tay. Có vẻ như nếu người đó chuẩn bị bạo hành bạn, thì hãy chạy nhanh tới nơi "an toàn" hơn. Hãy tránh xa nhà bếp, garage xe, nhà kho, hoặc những nơi có nhiều dụng cụ dễ biến thành vũ khí. Tránh xa những phòng có lát sàn gạch hoặc sàn gỗ cứng.

- Nếu người bạo hành bắt đầu làm hại bạn, đừng chạy đến nơi có con bạn ở đó, người bạo hành có thể sẽ làm chúng bị tổn thương.

- Nếu không có lối thoát nào để tránh khỏi bạo lực vào lúc đó, thì hãy biến mình thành mục tiêu nhỏ: Chui vào 1 góc và cuộn tròn lại như trái banh, bảo vệ mặt và vòng tay qua đầu, đan ngón tay vào với nhau.

- Cố gắng không sử dụng khăn choàng cổ hoặc đeo trang sức dài, người ngược đãi có thể sử dụng những thứ này để làm bạn ngạt thở.

   4.2 Nên nói những gì cho con của bạn biết:

- Hãy lập một kế hoạch cho con của bạn khi bạo hành xảy ra. Nói với chúng đừng can thiệp vào khi người bạo hành đang gây tổn thương cho bạn, nếu không chúng cũng sẽ bị tổn thương.

- Nghĩ ra một mã (code) để chúng biết được khi nào thì chúng nên chạy ra khỏi nhà và tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Nếu người bạo hành không cho chúng rời khỏi nhà một cách an toàn, hãy tìm ra một nơi trong nhà mà "an toàn" để chúng có thể chạy vào, chẳng hạn như một phòng có khóa và có điện thoại.

- Hãy cho con của bạn biết rằng, sự an toàn của chúng là ưu tiên hàng đầu chứ không phải là để bảo vệ bạn.

- Hãy thực hành nhiều cách trốn ra khỏi nhà an toàn, và luyện tập với con của bạn nữa.

- Lên kế hoạch cho những việc bạn sẽ làm gì nếu con của bạn nói lại với người bạn đời về kế hoạch ấy, hoặc bằng cách nào đó mà người bạn đời tìm ra được kế hoạch của bạn.

- Nói với con bạn rằng bạo lực chưa bao giờ là điều đúng đắn, thậm chí khi người mình yêu trở nên bạo lực. Nói với chúng rằng đó không phải là lỗi của chúng hay của bạn, và nói với chúng rằng khi ai đó đang bị bạo hành thì điều quan trọng là nên giữ bản thân an toàn.

   4.3 Những cách để tìm được sự giúp đỡ:

- Nếu bạn cần giúp đỡ ở nơi công cộng, hãy hét lên "Fire" (Cháy). Con người phản ứng nhanh hơn khi ai đó la lên "cháy" so với bất kỳ tiếng kêu cứu khác cần được giúp đỡ.

- Nếu có thể, hãy luôn giữ điện thoại bên mình để bạn có thể dễ dàng tiếp cận với nó. Biết các số điện thoại để gọi giúp đỡ như 911 hoặc Đường dây nóng về Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia 1-800-799-SAFE (1-800-799-7233), biết những nơi có dịch vụ gọi điện trả phí ở gần nhà trong trường hợp bạn không có điện thoại bên người, biết những shelter ở địa phương nơi bạn ở.

- Để bạn bè và hàng xóm mà bạn cảm thấy tin tưởng biết được chuyện xảy ra trong gia đình. Bàn kế hoạch với họ để cho họ biết khi nào bạn cần giúp đỡ và họ cần làm gì, như gọi 911 hoặc chạy tới đập cửa nhà bạn. Cùng bàn với người hàng xóm đáng tin tưởng của bạn về một tín hiệu, chẳng hạn như đèn tắt mở chớp nháy, hoặc treo một vật gì đó ngoài cửa sổ, điều đó sẽ giúp họ biết được khi nào bạn cần sự giúp đỡ.

- Hãy tạo một thói quen đậu xe với đầu xe quay ra ngoài mặt đường (tức là thực hiện việc lùi xe vào trong nhà) để bạn dễ dàng lái xe ra khỏi nhà nhanh chóng, và luôn đổ đầy xăng. Giữ chìa khóa xe của bạn ở một nơi mà bạn dễ dàng chụp lấy được. Để chạy trốn khỏi nhà một mình (không có trẻ em) một cách nhanh chóng, bạn hãy luôn để cửa bên tay lái được mở, các cửa ra vào khác trên xe luôn khóa lại. Hãy giữ bản sao của các giấy tờ quan trọng của bạn bên mình hoặc trong xe hơi, chẳng hạn như giấy khai sinh, passport, các giấy tờ về nhập cư, thẻ an sinh xã hội của bạn và con bạn, trong trường hợp bạn phải rời đi một cách vội vã.

- Nếu có thể, hãy gọi Đường dây nóng về Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia 1-800-799-SAFE (1-800-799-7233) để thảo luận về trường hợp của bạn và nói chuyện với nhân viên tổng đài, người được huấn luyện rất bài bản để họ có thể thấu hiểu được hoàn cảnh của bạn, thậm chí trong trường hợp bạn chưa muốn rời khỏi nhà.

- Hãy nghĩ ra một vài lý do để rời bỏ đi trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, để khi mà bạn cảm thấy sự bạo lực bắt đầu nổ ra, lý do đó của bạn sẽ được người bạo hành chấp thuận và tin tưởng.

5/ Kế hoạch khi rời bỏ mối quan hệ bị bạo hành:

   5.1 Trước khi rời đi:

- Hãy lưu giữ tất cả những bằng chứng về bạo hành thể xác, chẳng hạn như những hình chụp khi bạn bị thương.

- Hãy viết như một dạng nhật ký, trong đó kể chi tiết ngày tháng năm bị bạo hành, sự kiện gì diễn ra, các sự đe dọa gì,... Hãy giữ nhật ký ở một nơi an toàn.

- Biết được những nơi mà bạn sẽ đi, nói với ai đó về việc gì đang xảy ra với bạn.

- Nếu bạn bị thương, hãy đi gặp bác sỹ hoặc tới phòng cấp cứu và báo cáo lại tình hình cho họ biết, yêu cầu những giấy tờ chứng minh được các lần bạn ghé thăm bệnh viện hoặc phòng khám.

- Tương tự như trên, bàn kế hoạch với con bạn về kế hoạch chạy trốn và tìm nơi trú ẩn an toàn, chẳng hạn như trong một phòng có khóa hoặc ở nhà một người bạn, nói với chúng rằng việc của chúng là được an toàn chứ không phải là cố gắng bảo vệ cho bạn.

- Liêc lạc với shelter tại địa phương bạn cư ngụ và tìm hiểu về luật.

- Hãy cố gắng tạo cho mình một kỹ năng nghề hoặc đi học ở các trường cao đẳng cộng đồng nếu có thể.

- Cố gắng để dành tiền riêng hoặc nhờ bạn thân hay gia đình giữ hộ.

   5.2 Khi bạn rời đi: Hãy đem theo các vật dụng dưới đây cùng với bạn:

1. Giấy tờ nhận dạng:

- Giấy phép lái xe.

- Giấy khai sinh của bạn và con bạn.

- Thẻ an sinh xã hội.

- Thông tin về tài chính như: tài khoản ngân hàng, giấy tờ đứng tên sở hữu bất động sản,...

- Tiền hoặc thẻ credit (nếu bạn đứng tên).

- Sổ tài khoản checking hoặc saving.

2. Giấy tờ hợp pháp:

- Lệnh bảo vệ.

- Copy của giấy tờ cho thuê hay chuyển nhượng nhà.

- Giấy đăng ký xe và bảo hiểm xe.

- Bảo hiểm sức khỏe hoặc nhân thọ.

- Sổ khám sức khỏe của bạn và con bạn.

- Sổ học bạ.

- Work permit/ Greencard/ Visa.

- Passport.

- Giấy tờ li dị và quyền nuôi con.

- Giấy đăng ký kết hôn.

3. Các số điện thoại khẩn cấp:

- Văn phòng cảnh sát địa phương.

- Shelter địa phương hoặc National Domestic Violence.

- Bạn bè, họ hàng và gia đình.

- Văn phòng bác sỹ địa phương hoặc bệnh viện.

- Văn phòng luật sư.

4. Những thứ khác:

- Thuốc.

- Chìa khóa nhà và xe dự phòng.

- Đồ nữ trang có giá trị.

- Điện thoại trả trước.

- Sổ tay địa chỉ.

- Những hình ảnh hay vật dụng kỷ niệm.

- Vài bộ quần áo cho bạn và con bạn.

- Tiền dành cho lúc khẩn cấp.

   5.3 Sau khi rời đi:

- Đổi khóa và số điện thoại.

- Yêu cầu công ty điện thoại ẩn số của bạn để không ai có thể thấy được số của bạn khi gọi đến.

- Thay đổi giờ làm việc hoặc tuyến đường bạn hay đi làm.

- Thay đổi tuyến đường nơi bạn hay đưa đón con đi học, có thể cân nhắc về chuyện chuyển trường cho con.

- Cảnh báo cho những người có thẩm quyền ở trường học về tình thế của bạn.

- Nếu bạn có lệnh cấm chỉ (restraining order), hãy giữ một bản sao có chứng thực mọi lúc mọi nơi, và đưa cho cho bạn bè, hàng xóm, trường học hay đồng nghiệp một bản kèm với hình ảnh của người bạo hành.

- Cân nhắc về việc thuê một hòm thư ở bưu điện hoặc mượn địa chỉ của bạn bè để nhận thư (Hãy cẩn thận với địa chỉ ghi ở trong Lệnh cấm chỉ và báo cáo của cảnh sát, cẩn thận với những người mà bạn đưa số điện thoại hay địa chỉ nhà mới của bạn).

- Lên lịch lại các cuộc hẹn mà người bạo hành có thể biết rõ.

- Đi đến các cửa hàng và các địa điểm giao lưu, gặp gỡ khác nhau.

- Cảnh báo cho hàng xóm và yêu cầu họ gọi cho cảnh sát nếu cảm thấy bạn bị nguy hiểm.

- Thay thế cửa gỗ bằng cửa thép hoặc bằng kim loại, lắp đặt các thiết bị an ninh nếu có thể.

- Lắp đặt thiết bị cảm ứng ánh sáng.

- Nói cho những đồng nghiệp của bạn biết về tính thế và nếu có thể, hãy yêu cầu các cuộc gọi của bạn đều được bảo vệ bởi nhân viên lễ tân nếu có thể.

- Giải thích về tính thế với người đang chăm sóc con bạn hoặc nhận nhiệm vụ đưa, đón con bạn đi học, và đưa cho họ một bản Lệnh cấm chỉ.

W1siZiIsIjIwMTUvMDQvMTAvMTcza2o5YTB0OV9UaGlua3N0b2NrUGhvdG9zXzQ3NzcwNjU4My5qcGciXSxbInAiLCJ0aHVtYiIsIjEyNDB4NjQwIyJdXQ

(còn tiếp)

 

Tiến trình xin K1 Visa

1 1 1 1 1 1 1 1 1

thiet ke website ban ve may bay 1 1

Cùng nhau chung tay hỗ trợ K1visa.vn duy trì hoạt động!

Bạn cảm thấy những bài viết trên K1visa.vn hữu ích và muốn chia sẻ cho người khác. Hãy cùng chúng tôi thực hiện điều đó!

nganhang2