9 FAM 302.8

(U) Public Charge - INA 212(a)(4)

Lý do:

Theo INA 212(a)(4) (Immigration and Nationality Act - Luật Di trú và Nhập tịch), bất kỳ người nước ngoài nào, mà theo quan điểm của nhân viên lãnh sự tại thời điểm nộp đơn xin thị thực (visa), để được nhập cảnh, hoặc điều chỉnh tình trạng di trú, có khả năng trở thành gánh nặng của chính phủ thì bị từ chối nhập cảnh.

 

9 FAM 302.8-2(B)(1) (U) Định nghĩa Public Charge (gánh nặng xã hội)

Nhìn chung:

  1. Với mục đích xác định việc cấm nhập cảnh dưới Luật Di Trú và Nhập tịch INA 212 (a)(4), thuật ngữ “public charge” có nghĩa rằng một người ngoại quốc, sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, có khả năng cao trở thành một người phụ thuộc phần lớn vào chính phủ Hoa Kỳ để sinh sống. Điều này có nghĩa là:

  1. Trợ cấp tiền mặt (public cash assistance) để duy trì thu nhập. Bao gồm:

  • Supplemental security income (SSI), là một chương trình phúc lợi của chính phủ Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ tiền mặt và chăm sóc sức khỏe cho những người có thu nhập thấp (low-income) và tài sản hạn chế có độ tuổi 65 hoặc già hơn, mù hoặc tàn tật.

  • Cash Temporary Assistance for Needy Families (TANF) - Hỗ trợ tiền mặt tạm thời cho các gia đình nghèo, nhưng không bao gồm các lợi ích tiền mặt phụ thêm hoặc các lợi ích không tiền mặt được cung cấp dưới TANF, và

  • Các chương trình hỗ trợ tiền mặt của liên bang và tiểu bang để duy trì thu nhập.

  • Những loại hỗ trợ này đôi khi được gọi là means-tested.

 

b. Nhận sự chăm sóc lâu dài - long-term care từ ngân sách chính phủ, dành cho những người có bệnh lý được điều trị ở các bệnh viện tâm thần hoặc trong các nhà dưỡng lão, chứ không phải chăm sóc phục hồi tạm thời.

 

Tuy nhiên, gần đây chính phủ Hoa Kỳ dự tính sẽ đưa ra một đề nghị nhằm giới hạn con số di dân hợp pháp, chủ yếu là những người có thẻ xanh muốn xin các trợ cấp non-cash hoặc supplemental assistance. Hiện tại thì các phúc lợi như danh sách ở dưới không bị xem là public charge, nhưng trong tương lai chính phủ có thể thay đổi bất kỳ một hoặc nhiều các chương trình sau:

  • The Medicaid Program và các dịch vụ bảo hiểm y tế, sức khỏe khác (bao gồm hỗ trợ chích ngừa, xét nghiệm, điều trị các triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm, sử dụng phòng khám sức khỏe, dịch vụ phục hồi chức năng ngắn hạn và dịch vụ y tế khẩn cấp), ngoại trừ việc chính phủ hỗ trợ cho những người phải điều trị lâu dài (thường có vấn đề về tâm thần nên bị xem là public charge).

  • The Child Health Insurance Program (CHIP) - chương trình bảo hiểm sức khỏe trẻ em.

  • Các chương trình từ Food and Nutrition Services (FNS) - Thực phẩm và Dinh Dưỡng như: The Food Stamp Program - chương trình tem phiếu thực phẩm; The Women, Infant and Children Program (WIC) - chương trình Phụ Nữ, Trẻ sơ sinh và Trẻ em; The National School Lunch Program (NSLP) and School Breakfast Program (SBP) - chương trình cung cấp các bữa ăn trưa và ăn sáng với giá hợp lý cho trẻ em; và những chương trình trợ giúp bổ sung thực phẩm khác.

  • Child-care services - các dịch vụ chăm sóc trẻ em dành cho gia đình có thu nhập thấp.

  • Foster care and Adoption Assistance - Hỗ trợ về Nuôi dưỡng và Nhận con nuôi.

  • Transportation vouchers - thẻ giao thông như vé xe bus, vé tàu điện,...

  • Job training program - chương trình hướng dẫn việc làm

  • Educational assistance - hỗ trợ giáo dục (chẳng hạn như học trường công), bao gồm các lợi ích dưới Đạo luật Head Start (Head Start Act) và hỗ trợ giáo dục tiểu học, trung học hoặc cao hơn.

  • Energy assistance - hỗ trợ năng lượng, như The Low Income Home Energy Assistance Program (LIHEAP) - chương trình hỗ trợ năng lượng cho nhà thu nhập thấp giúp gia đình giảm chi phí năng lượng tiêu thụ.

  • Housing benefit - các lợi ích nhà ở

  • Emergency disaster relief - cứu trợ thiên tai khẩn cấp

  • In-kind emergency community services - các dịch vụ cộng đồng khẩn cấp bằng hiện vật như soup kitchens - các nhà bếp nấu thức ăn cho người nghèo và tư vấn các cuộc khủng hoảng, cung cấp chỗ trú ngụ - shelter tạm thời.

  • Các chương trình địa phương và tiểu bang mà hỗ trợ mục đích tương tự như của liên bang được liệt kê ở trên, và

  • Bất kỳ các chương trình nào của địa phương, tiểu bang và liên bang mà những lợi ích đó được trả bằng in-kind (hiện vật) như voucher, hoặc bằng những gì khác ngoài cash (tiền mặt) cho những người đủ điều kiện để duy trì thu nhập.

 

Các lợi ích về tiền mặt mà lãnh lược như social security payments - lương an sinh xã hội, old age survivors disability insurance (OASDI) - chương trình cung cấp phúc lợi hàng tháng cho người già, người nghỉ hưu, người tàn tật và những người phụ thuộc của họ , U.S. Government pension benefits - chương trình phúc lợi hưu trí của chính phủ, and veterans benefits - những phúc lợi dành cho quân nhân) thì không được xem là public cash assistance theo INA 212(a)(4).

 

Lưu ý rằng, các tiểu bang có thể áp dụng các tên gọi khác nhau cho cùng một chương trình hoặc các chương trình tương tự được tài trợ một cách công khai. Ví dụ như ở California, Medicaid được gọi là “Medi-cal” và CHIP được gọi là “Healthy Families”.

 

2. Khi xem xét khả năng của một người có trở thành gánh nặng xã hội hay không, trong tất cả các trường hợp, nhân viên lãnh sự phải dựa vào tổng thể hoàn cảnh của người nước ngoài ở tại thời điểm nộp đơn xin thị thực, như:

  • Tuổi

  • Sức khỏe

  • Tình trạng gia đình

  • Tài sản, những nguồn tài nguyên, tình trạng tài chính, và

  • Giáo dục và kỹ năng.

 

3. Khi đương đơn được yêu cầu nộp bảo trợ tài chính mà không nộp bảo trợ tài chính đầy đủ thì bị xem là public charge.

 

(Bài viết có tham khảo từ Uscis.gov, Fam.state.gov)

 

Tiến trình xin K1 Visa

1 1 1 1 1 1 1 1 1

thiet ke website ban ve may bay 1 1

Cùng nhau chung tay hỗ trợ K1visa.vn duy trì hoạt động!

Bạn cảm thấy những bài viết trên K1visa.vn hữu ích và muốn chia sẻ cho người khác. Hãy cùng chúng tôi thực hiện điều đó!

nganhang2