Bài viết được tổng hợp, và dịch lại từ các nguồn: Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM, Đường dây nóng về Nạn Bạo Hành Gia đình Quốc Gia (National Domestic Violence Hotline- www.thehotline.org), và www.womenslaw.org

1/ Nạn bạo hành gia đình là gì?

- Là một điển hình của hành vi khi một người bạn tình này hoặc vợ/ chồng đe dọa hay lạm dụng người kia. Sự lạm dụng này có thể bao gồm sự hãm hại về thân thể, sự cưỡng bức quan hệ tình dục, sự dụ dỗ về tình cảm (kể cả sự cô lập hay dọa dẫm), sự đe dọa về kinh tế và cả những vấn đề liên quan đến việc định cư. Trong khi hầu hết các xô xát được ghi nhận lại của nạn bạo hành gia đình là đàn ông ngược đãi phụ nữ và trẻ em, thì đàn ông cũng có thể là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.

- Cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, thì nạn bạo hành gia đình là bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tất cả mọi người sống tại Hoa Kỳ (không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, sắc tộc hay tình trạng định cư) thì chắc chắn sẽ được pháp luật bảo vệ khỏi nạn bạo hành. Bất kỳ nạn nhân nào của nạn bạo hành gia đình, không ngoại trừ tình trạng định cư hay có quốc tịch, đều có thể tìm đến sự giúp đỡ.

2/ Tôi có là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình hay không?

* Một số hành vi lạm dụng chỉ ra rằng nạn nhân có khả năng cao bị thương nặng hoặc bị giết bởi người bạo hành. Các nhân tố được liệt kê dưới đây tuy không bảo đảm chắc chắn người bạo hành có đủ khả năng dùng vũ lực để gây thương tích nghiêm tọng hay gây ra cái chết, nhưng nó quan trọng vì giúp bạn nhận ra được một số yếu tố và hành vi nhất định để giúp bạn có một kế hoạch an toàn cho chính bản thân.

Dưới đây là một vài câu hỏi cho bản thân đi cùng với những rủi ro có thể có liên quan đến từng hành vi:

- Người bạo hành đã từng đe dọa giết bạn, con cái, họ hàng của bạn, hay bản thân người đó hay chưa?

Các mối đe dọa trước khi giết người luôn là một trong những yêu tố có nguy cơ nguy hiểm mạnh nhất liên quan đến giết người của người bạn đời.

- Người bạo hành đã bao giờ thể hiện ý tưởng, mơ ước hay tưởng tượng về việc giết bạn, con cái, người thân hay bản thân họ hay chưa?

Việc bày tỏ những ý tưởng như vậy cũng là một nhân tố nguy cơ liên quan đến giết người, đặc biệt khi kế hoạch đó được vạch ra quá rõ ràng và chi tiết.

- Người bạo hành có đe dọa bạn 1 lần, hay hằng ngày, hằng tháng? Những đe dọa đó là gì?

Sự gia tăng mức độ bạn bị đe dọa cho thấy mối nguy cơ tăng lên.

- Có sẵn vũ khí hoặc người ấy đã từng dùng các loại vũ khí trong quá khứ chưa, như dao, súng,v.v...?

Tiếp cận với các loại vũ khí làm tăng nguy cơ giết người.

- Người bạo hành đã từng dùng tay hay vật để siết cổ hoặc làm bạn ngộp thở hay chưa?

Đây là những yếu tố có nguy cơ cao về việc giết người.

- Người bạo hành có lịch sử phóng hỏa hay đe dọa về việc phóng hỏa không?

Lịch sử như vậy làm tăng nguy cơ giết người."...

- Người bạo hành có biểu hiện quyền sở hữu? Ví dụ như "Cô/Anh không được rời xa tôi", "Nếu tôi không có cô/anh thi không ai có thể có cô/anh được"...

Nói chung, khi nạn nhân từ bỏ mối quan hệ ngược đãi này, thì đây chính là thời điểm nguy hiểm nhất cho sự an toàn của mình. Với tuyên bố cụ thể về quyền sở hữu này, thì nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người tăng cao.

- Có những sự bạo lực xảy ra khi bạn rời bỏ mối quan hệ hay khi bạn gợi ý rằng mối quan hệ nên kết thúc không?

Như ở trên, khi nạn nhân quyết định từ bỏ mối quan hệ, đó là thời điểm nguy hiểm nhất trong một mối quan hệ ngược đãi. Nạn bạo hành gia đình bắt nguồn từ kẻ bạo hành có quyền lực và quyền kiểm soát nạn nhân, khi anh ta/ cô ta cảm thấy đang bị mất quyền lực này. Đây có thể là thời gian nguy hiểm cho nạn nhân.

- Người ngược đãi có lệ thuộc nặng vào bạn không, hay có quá thần tượng bạn (đặt bạn là ưu tiên hàng đầu), hoặc cô lập bạn từ mọi khía cạnh của cuộc sống?

Nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người tăng lên.

- Người bạo hành đã từng theo dõi bạn, bắt cóc hoặc giữ bạn làm con tin bao giờ chưa?

Nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người tăng lên.

- Người bạo hành có bị trầm cảm, cảm thấy ít hy vọng vào cuộc sống không?

Với bệnh trầm cảm, nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người tăng lên. Trầm cảm cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu là một nhân tố trong các vụ tứ sát, giết người. Nếu kẻ bạo hành đe dọa bạn rằng họ sẽ tự sát, đây là điều cần được xem xét nghiêm túc khi cân nhắc về sự an toàn của chính bạn.

- Có sự gia tăng về hành vi bạo lực của người bạo hành hay không?

Nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người tăng lên.

- Người bạo hành có bạo hành về thể chất khi bạn mang thai hay không?

Mang thai làm tăng nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người. Thực tế, bạo hành gia đình leo thang bằng việc xúc phạm bằng lời nói, hay cảm xúc cho tới bạo hành bằng thể chất trong khoảng thời gian thai kỳ.

- Người bạo hành có thường lạm dụng chất có cồn hay chất kích thích không?

Nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc giết người tăng lên.

Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của bạn có những tiềm ẩn trên thì hãy đi tìm sự trợ giúp càng sớm càng tốt.

 

* Một vài dấu hiệu chỉ ra bạn đang là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình:

 Người bạn đời của bạn có:

- Làm cho bạn bẽ mặt trước mặt gia đình và bạn bè hay không?

- Hạ bệ những thành tựu hoặc mục tiêu của bạn?

- Làm cho bạn cảm thấy như bạn không thể đưa ra những quyết định?

- Hăm dọa hoặc đe dạo để đạt được sự phục tùng?

- Nói với bạn rằng bạn chẳng là gì nếu không có họ?

- Đối xử thô bạo với bạn như: túm lấy, đẩy, kẹp, xô đẩy hoặc đánh bạn?

- Gọi, nhắn tin, email cho bạn vài lần mỗi ngày và tới kiểm tra xem liệu bạn có ở đúng nơi mà bạn đã nói hay không?

- Mượn chất kích thích hay chất có cồn như là cái cớ để nói những lời gây tổn thương hoặc bạo hành bạn?

- Đổ lỗi bạn vì cách họ cảm thấy hay cách họ hành động?

- Ép bạn về vấn đề sinh lý nhưng bạn không muốn?

- Làm cho bạn cảm thấy mối quan hệ này không có lối thoát?

- Ngăn cản bạn làm những thứ mà bạn muốn, như dành thời gian cho gia đình hoặc bạn bè?

- Cố gắng giữ không cho bạn đi sau cuộc cãi vã hoặc bỏ mặc bạn ở một nơi nào đó sau cuộc cãi vã để "dạy cho bạn một bài học"?

Bạn có:

- Đôi khi cảm thấy sợ hãi cách mà người bạn đời sẽ đối xử ra sao?

- Xin lỗi khong ngớt với mọi người về hành vi của người bạn đời?

- Tin rằng bạn có thể thay đổi người bạn đời nếu bản thân bạn cần phải thay đổi một chút?

- Cố gắng không làm bất cứ điều gì có thể gây ra xung đột hoặc khiến người bạn đời tức giận?

- Luôn luôn làm những gì mà người bạn đời muốn chứ không phải là bạn muốn?

- Ở lại với người bạn đời bởi vì bạn sợ những gì người đó sẽ làm nếu bạn chia tay?

Nếu những điều trên xảy ra trong mối quan hệ của bạn, hãy nói chuyện với một ai đó hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu không những hành động bạo hành này sẽ còn tiếp diễn.

(Còn tiếp)

 

Tiến trình xin K1 Visa

1 1 1 1 1 1 1 1 1

thiet ke website ban ve may bay 1 1

Cùng nhau chung tay hỗ trợ K1visa.vn duy trì hoạt động!

Bạn cảm thấy những bài viết trên K1visa.vn hữu ích và muốn chia sẻ cho người khác. Hãy cùng chúng tôi thực hiện điều đó!

nganhang2