Đây là 1 số điện thoại ai cũng biết nhưng có ai biết được khi nào thì nên gọi và sẽ phải nói những gì hay không?
Khi nào thì nên gọi 911?
Theo hướng dẫn của tổng đài 911, bạn chỉ nên gọi đến số máy này khi cần đến sự có mặt ngay lập tức của:
- Cảnh sát - Police
- Đội chữa cháy - Fire department
- Cấp cứu - Ambulance
Khi xảy ra các trường hợp cần đến 3 đội trên như: tội phạm đang xảy ra, tai nạn xe hay bất kỳ tai nạn nào có dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, hoặc có triệu chứng bệnh mà cần phải cấp cứu kịp thời, phát hiện có cháy.
Nên làm gì khi gọi 911?
1. Phải thật bình tĩnh.
2. Nói chậm rãi và rõ ràng để dispatcher có thể nghe thông tin của bạn tốt hơn.
3. Càng cung cấp đầy đủ thông tin về tình huống khẩn cấp của mình, dispatcher càng có cơ hội để cử người tới giúp bạn nhanh hơn. Khi bạn gọi 911, đầu dây bên kia thường sẽ trả lời như sau: "911, what is your emercency?" ( Tình huống khẩn cấp của bạn là gì?)
Chúng ta sẽ chủ động tự cung cấp 1 vài thông tin căn bản không nên để họ hỏi sẽ mất thời gian của cả 2 người:
3.1. Họ tên
3.2. Địa chỉ nhà hoặc nơi đang xảy ra tình huống khẩn cấp
3.3. Số điện thoại liên lạc
( Nếu bạn gọi bằng đt di dộng thì sẽ phải mất 1 vài phút họ mới xác định được địa điểm bạn đang đứng, còn gọi bằng máy bàn thì họ xác định được ngay luôn)
3.4. Cung cấp thông tin về tình huống bạn đang gặp phải (bị đụng xe, hoặc thấy có nhà bị cháy, hoặc có người đột nhập vào nhà...)
Làm gì trong khi gọi?
1. Không được cúp máy, cố gắng giữ liên lạc với dispatcher cho tới khi cảnh sát hoặc các bên liên quan tới và khi họ bảo bạn có thể cúp máy được rồi.
2. Hãy lắng nghe kỹ các câu hỏi của dispatcher và trả lời thật chính xác, rõ ràng.
3. Tường thuật chính xác sự việc đang diễn ra qua điện thoại để họ có thể hình dung ra tình huống 1 cách rõ ràng nhất.
Chẳng hạn: miêu tả lại người có liên quan đến tình huống khẩn cấp như màu tóc, màu da, bộ quần áo; hoặc miêu tả xe gây tai nạn như loại xe, màu sắc, hình dáng xe, biển số; hoặc miêu tả con đường hay ngôi nhà đang cháy có đặc điểm gì (đôi khi cháy bên trong thì bên ngoài vẫn chưa thể thấy được)...
4. Lắng nghe lời hướng dẫn của dispatcher trong các tình huống trên và làm theo nếu có thể.
Làm gì nếu gọi nhầm số 911?
Đôi khi bạn sơ ý gọi 911, hoặc con nhỏ của bạn vô tình bấm máy, đừng tắt máy ngay lập tức bởi vì họ sẽ hiểu là có tình huống khẩn cấp và có thể sẽ cử người xuống hỗ trợ. Thay vào đó, hãy giải thích về sự cố nhầm lẫn này.
*** Mình sẽ giải thích vì sao chủ đề 911 lại liên quan đến luật để tự bảo vệ mình. Các bạn đọc lại ý số 3 và 4 trong phần "Làm gì trong khi gọi".
Trong trường hợp các bạn gặp nguy hiểm cần self-defense ( tự vệ) để cứu bản thân khỏi hiểm nguy mà có thể dẫn tới thương tích hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của chính bản thân hoặc những người xung quanh, mà bản thân họ cũng có khả năng bị nguy hiểm (như con nhỏ, người lớn tuổi, người không có khả năng tự vệ...), ví dụ điển hình ở đây là cướp đến nhà có hoặc không có vũ khí. Bạn gọi 911 và ngoài cung cấp những thông tin căn bản như mình kể trên, đừng ngắt kết nối liên lạc với dispatcher, hãy chộp lấy bất cứ thứ gì gần đó có thể giúp bạn tự vệ như súng, dao, gậy bóng chày, kiếm, cuốc, xẻng,... Thông báo cho dispatcher biết là bạn đang có trong tay thứ gì, đồng thời lớn tiếng cảnh báo với kẻ đang có ý đồ đột nhập vào nhà bạn (để dispatcher có thể nghe thấy là mình đã cảnh báo cho kẻ xấu) với nội dung như: "Don't step/come inside. I have a gun/knife/bat/sword/
Ở phần số 4, vì sao mình bảo "Lắng nghe lời hướng dẫn của dispatcher và làm theo nếu có thể". Tại sao lại không "làm theo hướng dẫn hoàn toàn" mà lại là "nếu có thể".
Dispatcher luôn trấn an bạn bằng cách luôn miệng nói "They are on the way to help you" - Họ đang trên đường tới ứng cứu bạn. Nhưng thực tế đôi khi phải mất vài phút, hoặc thậm chí là hơn 20' như trong clip mình chia sẻ phía dưới, bạn mới nhận được sự hỗ trợ. Có vụ án sở cảnh sát chỉ cách nhà nạn nhân có đúng 1.1 miles (1.77 km) thôi mà mất tới 10' để họ có mặt, và hậu quả cuối cùng thì nạn nhân bị bắn chết trong khi đang gọi điện cho 911...
Cái mình muốn nói ở đây, khi đối mặt với hiểm nguy đe dọa mạng sống thì thời gian chỉ tính bằng giây, nếu trong tình huống mà bạn có thể làm được để bảo vệ bản thân và gia đình thì hãy làm. Có nhiều dispatcher khuyên bạn nên ẩn nấp hoặc không được manh động và chờ cảnh sát tới, không được giết người, nhưng giây phút sinh tử như vậy nếu mình không giết nó thì nó cũng sẽ giết mình.
Link về định nghĩa về "Use of deadly force" (sử dụng vũ lực gây chết người) của Us law:
https://
"§ 1047.7 Use of deadly force.
(a) Deadly force means that force which a reasonable person would consider likely to cause death or serious bodily harm. Its use may be justified only under conditions of extreme necessity, when all lesser means have failed or cannot reasonably be employed. A protective force officer is authorized to use deadly force only when one or more of the following circumstances exists:
(1)Self-Defense. When deadly force reasonably appears to be necessary to protect a protective force officer who reasonably believes himself or herself to be in imminent danger of death or serious bodily harm.
(2)Serious offenses against persons. When deadly force reasonably appears to be necessary to prevent the commission of a serious offense against a person(s) in circumstances presenting an imminent danger of death or serious bodily harm (e.g. sabotage of an occupied facility by explosives).
(3)Nuclear weapons or nuclear explosive devices. When deadly force reasonably appears to be necessary to prevent the theft, sabotage, or unauthorized control of a nuclear weapon or nuclear explosive device.
(4)Special nuclear material. When deadly force reasonably appears to be necessary to prevent the theft, sabotage, or unauthorized control of special nuclear material from an area of a fixed site or from a shipment where Category II or greater quantities are known or reasonably believed to be present.
(5)Apprehension. When deadly force reasonably appears to be necessary to apprehend or prevent the escape of a person reasonably believed to: (i) have committed an offense of the nature specified in paragraphs (a)(1) through (a)(4) 1 of this section; or (ii) be escaping by use of a weapon or explosive or who otherwise indicates that he or she poses a significant threat of death or serious bodily harm to the protective force officer or others unless apprehended without delay.
1 These offenses are considered by the Department of Energy to pose a significant threat of death or serious bodily harm.
(b)Additional Considerations Involving Firearms. If it becomes necessary to use a firearm, the following precautions shall be observed:
(1) A warning, e.g. an order to halt, shall be given, if feasible, before a shot is fired.
(2) Warning shots shall not be fired."
(Dài quá ai rảnh tra google dịch dùm mình nha haha)
Hãy chú ý câu số 2 cuối cùng, tại sao lại là "Không nên bắn cảnh cáo"??. Mọi người có nghĩ là nếu bắn cảnh cáo thì bọn chúng sẽ sợ và tẩu thoát không? Không đơn giản như vậy. Bởi vì:
1. Bạn không được quyền nổ súng trong khu dân cư. (Tất nhiên là đối với những người thi hành pháp luật đàng hoàng - còn với bọn tội phạm, khủng bố thì tụi nó đâu cần pháp luật)
2. Nếu bạn nổ súng và vô tình đạn lạc qua cửa sổ, trúng người đi đường, thậm chí là xuyên qua tường và giết chết người hàng xóm chung vách, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm.
3. Một khi bạn đã nổ súng cảnh cáo, tức là bạn đã không sợ hãi như ban đầu, nên khi bạn bắn vào người đột nhập tức là bạn đã cố tình, có chủ ý giết chết hắn. Đó là những nhận định từ những thẩm phán, nếu bạn ra tòa.
Đó là lí do tại sao mình lại khuyên mọi người nên la lớn cảnh báo thay vì nổ súng. Và chỉ khi nào bọn chúng không nghe mà cố tình đột nhập vào nhà, bạn có quyền tự vệ, bạn có quyền nổ súng để ngăn chặn hành động của hắn 1 cách kịp thời.
Nhân tiện bắn ở đâu thì khả năng die cao: ở ngực và phía trên ngực, còn headshot thì phải cao thủ lắm mới bắn được á nha.
Ngoài ra các bạn nếu có hứng thú thì tìm hiểu thêm về "use of deadly force" ở từng tiểu bang bạn ở. Ở Utah thì cũng tương đương: người tự vệ phải có nỗi sợ hãi chính đáng (reasonable fear) rằng mình có thể bị chết hoặc sẽ bị thương nghiêm trọng...
Mình đã từng xem rất nhiều về các cuộc gọi 911 trên youtube, có những đoạn ghi âm khiến mình nổi hết da gà khi nghe nó, những em bé cố gắng gọi điện cầu cứu khi ba mẹ bị người lạ đột nhập và đâm chết, những tiếng la thất thanh kèm tiếng súng nổ giết chết nạn nhân, có người còn bị rạch bụng cướp em bé khi đang mang bầu, gọi điện cầu cứu 911 trong khi bị mất máu và không còn đủ tỉnh táo... Mình xem những thứ như vậy để mình thấy quý cuộc sống này hơn, và cẩn thận hơn trong mọi tình huống, bởi vì chuyện gì cũng có thể xảy ra được.
Kết bài, mình gửi các bạn 1 đoạn clip ghi âm lại cuộc đối thoại của 1 người tên là Donna Jackson, bà ở nhà 1 mình trong khi chồng thì đi làm, bà phát hiện có người cố gắng đột nhập vào nhà, bà gọi 911 và thông báo tình hình, sau đó nói rằng bà có súng và sẽ đi lấy nó, bật khóa an toàn lên. Bà ấy nói rằng bà không muốn giết hắn nhưng bà sẽ làm. Dispatcher cũng bảo rằng bà có thể tự vệ nếu cần thiết. Còn diễn biến ra sao mời các bạn theo dõi nhé.
Clip 1 là đã được cắt ngắn lại, có phụ đề.
https://youtu.be/
Clip 2 là full ghi âm, tuy nhiên không có phụ đề, nhưng bạn sẽ thấy, mất 20' hơn để cảnh sát tới được nơi. Nếu bà ấy không tự vệ có thể đã bị giết trong phút chốc rồi. Một người phụ nữ can đảm. Mình thích câu nói của bà ấy khi dispatcher hỏi rằng có nơi nào ở trong nhà mà bà có thể khóa lại và nấp trong đó không, và bà trả lời :"Tui có 1 khẩu shotgun lớn, đời nào tui chịu chui vô cái phòng tắm bé xíu!". Dịch vui thôi, nguyên văn bà í nói thế này: "I've got a big shotgun and Im not going into a tiny bathroom".
https://youtu.be/